Tính toán cùng EduFin: Tài chính du học bao nhiêu thì đủ?
Tài chính du học nói riêng và tài chính học tập nói chung rất khó để định lượng chính xác thế nào là đủ tiền dự trù. Nhưng với một kế hoạch được tuân thủ dựa trên thu nhập thực, việc cho con em du học hoặc học tập ở một trường quốc tế sẽ không quá khó khăn với những gia đình thu nhập trung bình.
TS Trần Hà Kim Thanh, Tổng giám đốc Bella Group, đơn vị vừa chính thức đưa sản phẩm Tài chính học tập EduFin vào thị trường giáo dục và TS Phạm Anh Khôi, CEO của Fina, đơn vị chuyên cung cấp giải pháp tài chính cho thị trường Bất động sản đã có cuộc trò chuyện quanh việc tích lũy tài chính thế nào để đủ cho việc học của con.
Không nên học đến đâu tính đến đó
Bà Kim Thanh chia sẻ rằng, trước khi sang Úc làm tiến sĩ, du học với bà là một khái niệm rất xa vời. Không riêng bà Thanh, số đông người Việt thường không nghĩ đến việc cho con em du học, bởi ngoại trừ những học sinh xuất chúng có thể lấy được những học bổng toàn phần, thì với thu nhập trung bình khá, những gia đình Việt khó lòng có thể chu toàn tài chính du học.
“Gặp gỡ những du học sinh mới thấy rằng, khéo vun vén một chút, sớm tích lũy một chút cộng với nỗ lực của người đi học, thì câu chuyện tài chính không quá tầm với của số đông gia đình Việt” – TS Kim Thanh nhận xét.
“Đặc biệt, với chính sách ưu đãi cho du học sinh, mỗi tuần bạn có thể làm thêm 20 tiếng, kiếm trung bình 200 đồng Úc, hoàn toàn có thể tự trang trải sinh hoạt phí. Chưa kể, mùa hè, du học sinh có thể làm thêm toàn phần, sẽ có thêm một nguồn tiền tích lũy rất đáng kể, có thể bù vào khoản học phí”, TS Kim Thanh chia sẻ thêm.
TS Phạm Anh Khôi nhận xét rằng, điểm khác biệt đáng kể của những gia đình Việt với các gia đình châu Â, Úc… là việc giáo dục tài chính cho con. Phương Tây rất chú trọng điều này. Họ có những kế hoạch tài chính rõ ràng. Thu nhập thường được chia ra thành nhiều khoản cụ thể, trong đó có cả hưởng thụ tự do, nhưng đặc biệt luôn dành khoảng 10% cho việc học của con em.
Bà Kim Thanh thì cho rằng, ở VN có 2 nhóm phụ huynh. Nhóm có thu nhập đủ tốt, biết xoay chuyển dòng tiền để sinh lời, quay lại đầu tư cho giáo dục. Nhóm thứ hai thu nhập trung bình, đầu tư học tập cho con em thường theo quan điểm… tới đâu hay đó. Theo TS Thanh, suy nghĩ này dễ làm mất đi những có hội học tập tốt hơn cho con em.
“Càng ít tiền, càng phải ý thức để dành từ sớm. Tích tiểu thành đa. Tích lũy có kiến thức tài chính, thì sẽ tìm ra được công cụ để sinh lời. Với thời gian dài, khoản để dành sinh lợi có thể lo chuyện học cho con. Đừng đợi để dành đủ mới tính được chuyện học. Nên tìm hiểu và tận dụng các chương trình cho vay. Con ra trường, đi làm cũng với mình để trả dần khoản vay đó”, TS Kim Thanh chia sẻ.
Chuẩn bị tài chính du học bao nhiêu là đủ?
TS Phạm Anh Khôi cho rằng, do thị trường tài chính cho giáo dục VN còn quá ít ỏi nên phụ huynh thường không có nhiều chọn lựa để đầu tư việc học; đặc biệt là kiến thức để chuẩn bị tài chính du học hoặc cho con học trường quốc tế.
“Ở các nước phát triển, phụ huynh không lo lắng nhiều cho chuyện học vì có nhiều lựa chọn. Những dịch vụ tài chính cho giáo dục dựa trên căn bản nhân văn: Người học tốt sẽ gia tăng kiến thức, gia tăng đóng góp cho xã hội, gia tăng thu nhập, việc thu hồi khoản vay không quá khó khăn. Trung bình mỗi SV cần 3 đến 5 năm là hoàn trả xong khoản vay cho việc học”, TS Khôi cho biết.
Ông Khôi dẫn một thí dụ cụ thể: “Một gia đình tổng thu nhập 25 triệu/tháng, có hai con, một lớp 7 và một lớp 3. Để đầu tư cho con học một chương trình đại học quốc tế trong 5 năm tới là trong khả năng. Cụ thể, nếu để dành 10% thu nhập mỗi tháng gửi tiết kiệm, sau 5 năm, sơ bộ có thể có khoảng 170 triệu”.
“Có thể chưa đủ toàn bộ học phí, nhưng đã dư để thanh toán cho 1 năm. Các năm sau có thể sử dụng gói vay, hoặc trả góp học phí. Nếu chấp nhận rủi ro cao hơn, có thể đầu tư trái phiếu hoặc cổ phiếu, sau 5 năm sẽ có khoảng 200 đến 250 triệu, sẽ giảm các khoản vay xuống”, TS Khôi phân tích.
TS Kim Thanh cũng đồng tình cách tính toán này. Bà Thanh cũng đề nghị phụ huynh nên tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia để có thể tạo giá trị gia tăng cho dòng tiền tốt nhất. “Chỉ cần có ý thức tiết kiệm/tích lũy, thị trường sẽ cho ta lời khuyên, kiến thức, có giải pháp. Phụ huynh có thể tìm hiểu các chương trình học để hình dung chi phí, chuyên gia sẽ giúp lập kế hoạch tài chính cụ thể. Đây là cách chọn lựa các chương trình du học thông minh phù hợp với túi tiền”, bà Thanh nhấn mạnh.
TS Kim Thanh cũng chia sẻ thêm: “Thực tế, học bậc phổ thông ở trường công, dù học phí chỉ tầm 2 đến 3 triệu/tháng, nhưng những chi phí như học thêm các môn cơ bản, học thêm ngoại ngữ, các chương trình ngoại khóa, thậm chí các khóa kỹ năng cơ bản… thì mỗi tháng, trung bình phụ huynh vẫn chi trả từ 7 đến 10 triệu. Mức chi này gần tương đương với học phí một chương trình đại học quốc tế”.
Chương trình Tài chính giáo dục EduFin cung cấp các giải pháp tài chính cho học tập bậc đại học và sau đại học, bao gồm việc học các chương trình quốc tế tại Việt Nam và du học chuyển tiếp, bán phần hoặc toàn phần. Tham khảo thêm tại https://edufin.vn; Email info@edufin.vn hoặc gọi (028) 3920 9999 để được tư vấn thêm.