Phân biệt ngành Logistics & Supply Chain
Trong hoạt động kinh doanh, phần lớn mọi người sẽ tập trung vào mảng gặp gỡ khách hàng, bán hàng, marketing… mà quên mất bộ phận thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng là Quản lý Chuỗi cung ứng. Dù ra đời cách đây chưa lâu, nhưng Quản lý Chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) và Chuỗi vận chuyển (Logistics) đã dần trở thành ngành nghề được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về ngành học “xu hướng” này.
Trước tiên, cần khẳng định Supply Chain và Logistics hoàn toàn không phải là công việc hậu cần, chúng bao gồm những công việc sâu, rộng hơn rất nhiều:
– Logistics: là việc cung cấp, lên kế hoạch và quản trị các phương tiện, nhân lực và vật tư để hỗ trợ hoặc đảm bảo cho việc tác nghiệp dịch vụ hoặc kinh doanh.
– Supply Chain: làm nhiệm vụ lập kế hoạch, điều phối sao cho dòng chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà sản xuất qua nhiều tổ chức, công ty trung gian cho đến tận tay người tiêu dùng một cách hiệu quả và hợp lý nhất.
Logistics là một bộ phận cấu thành nên Supply Chain và đây là sự khác biệt giữa hai ngành này:
– Về tầm ảnh hưởng: Logistics có tầm ảnh hưởng ngắn hoặc trung hạn, còn Supply Chain có tầm ảnh hưởng dài hạn.
– Về mục tiêu: Logistics mong muốn đạt được giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng được chất lượng dịch vụ; còn Supply Chain lại đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn chiến dịch phân phối dựa trên việc tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng hiệu quả trên toàn bộ hoạt động Logistics.
– Về công việc: Logistics quản trị các hoạt động bao gồm vận tải, kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng…còn Supply Chain bao gồm tất cả các hoạt động của Logistcs và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng…
– Về phạm vi hoạt động: Logistics chủ yếu quản lý bên trong doanh nghiệp; Supply Chain quản lý cả bên trong lẫn bên ngoài, đối nội lẫn đối ngoại để mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, vì là một công việc đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng nên Supply Chain và Logistics lại là một ngành cực kỳ khan hiếm nhân lực, và cũng vì vậy nên những người làm ngành này đều được trả lương khá cao và thậm chí là “hậu hĩnh”.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 1.300 doanh nghiệp logistics tại Việt Nam; trong đó, doanh nghiệp nước ngoài chiếm 80%. Tất cả họ đều rất cần nhân lực được đào tạo, có chất lượng cao. Nhưng bạn có biết rằng: trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 200 sinh viên tốt nghiệp cử nhân ngành Logistics, chỉ bằng 10% nhu cầu nhân sự của thị trường!
Đại học Curtin là một trong những đại học Top 1% thế giới dẫn đầu trong đào tạo ngành Supply Chain & Logistics với hình thức học đa dạng và tiết kiệm học phí.
Edufin – Tư vấn Hồ sơ & Giải pháp du học tiết kiệm tại Đại học Deakin
- Đăng ký tư vấn: https://bit.ly/EduFinS
- Văn phòng: 79 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: (028) 3930 9128