Nhiều năm trở lại đây, việc mua một món hàng trả góp đã trở thành quen thuộc với người Việt. Người ta có thể góp từ cái nồi cơm điện cho đến chiếc xe hơi, căn hộ để ở. 

Nếu trước đây, trả góp được hiểu như cách người nghèo, người không rộng rãi về tài chính có thể mua được một món hàng vượt quá số tiền họ đang có, thì nay, trả góp trở thành một hình thức tiêu dùng. Người sẵn tiền vẫn có thể chọn mua trả góp, để dành khoản tiền đang có cho một việc khác quan trọng hơn.

Trả góp và trả góp để học, chuyện không mới

Wiki Việt định nghĩa: “Trả góp là phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kỳ là bằng nhau theo thỏa thuận và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ. Kỳ hạn tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính trả trước và khả năng tài chính trả định kỳ. Trả góp còn áp dụng trong việc cho vay tiêu dùng, mua tài sản giá trị lớn. Lãi suất thường do hai bên tự thỏa thuận”.

Nôm na, mua trả góp được hiểu là hình thức mua hàng mà ở đó người mua hàng không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả mà có thể thanh toán theo kỳ hạn. Hình thức mua bán này đã có từ lâu ở các nước phát triển, nơi mà hệ thống tài chính luôn được bạch hóa và chịu sự giám sát nghiêm ngặt của nhà chức trách. 

Trả góp, về bản chất, là một hình thức tiết kiệm. Thay vì tiết kiệm khi có tiền, thì với trả góp, bạn tiết kiệm ngay cả khi chưa sẵn tiền mặt.

Và, hình thức trả góp để học tập cũng đã xuất hiện từ rất lâu ở các nước phát triển. Do ở những quốc gia này, các bạc học phổ thông là miễn phí nên trả góp học tập chỉ dành cho bậc đại học và sau đại học. 

Ở Mỹ, khoảng 50% Sinh viên phải tự lo học phí kể từ năm thứ ba, do gia đình chỉ chi trả cho việc học trong 2 năm đầu. Nếu không thể tim được việc làm bán thời gian tốt, việc vay ngân hàng theo hình thức trả góp để trang trải học phí và sinh hoạt phí sẽ là lựa chọn hàng đầu. Việc thu hồi nợ thông thường sẽ được tiến hành 6 tháng sau khi người vay tìm được việc làm, và có thể thanh toán trong thời gian… 10 năm.

Điều thường thấy ở những nước phát triển là tính tự lập – độc lập tương đối của người trẻ. Việc con cái của những người giàu có vẫn tự lo học phí cho mình là bình thường. Chính vì vậy, hệ thống tín dụng cho việc học đại học hoặc sau đại học phát triển mạnh, phong phú về hình thức và rộng rãi về thời gian chi trả.

Trả góp để học ở Việt Nam: Thói quen chưa định hình

Sau khi bỏ bao cấp bậc đại học cuối những năm 80 thế kỷ trước, chuyện học phí trở thành một vấn đề xã hội có khi rất gay gắt ở bậc đại học và sau đại học. Dù có nhiều giải pháp tích cực từ phía chính phủ, nhưng với những đặc thù của kinh tế thị trường, việc các gia đình phải tự thân giải quyết câu chuyện học phí là đương nhiên.

Bên cạnh các chính sách miễn, giảm học phí cho người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa thì sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng thường tập trung giải quyết cho những đối tượng đặc thù như gia đình có công với cách mạng, con em thương binh liệt sĩ, người nghèo… Với những gia đình bình thường, việc vay ngân hàng cho việc học chưa thật sự phổ biến.

Có nhiều lý do. Trước hết là tâm lý sợ nợ nần của đa số người Việt. Cứ “liệu cơm gắp mắm”, nếu thu nhập không cao thì cứ lựa các trường đại học có học phí thấp cho con theo học. Dĩ nhiên tiền nào của đó. Mức học phí không cao thì khó có thể có một chương trình đào tạo chất lượng. Tiếp đến là các thủ tục vay ngân hàng vốn không đơn giản với người có thu nhập thấp. Việc phải chứng minh tài sản thế chấp với quy trình định giá, quy trình chứng minh nhân thân, chứng minh tài sản khiến người có nhu vay đôi khi nản lòng.

Chưa có nhiều ngân hàng cung cấp tín dụng cho học tập với lãi suất thật sự ưu đãi cũng là một quan ngại lớn với người có nhu cầu vay, dù thực tế, vay ngân hàng cho việc học cũng đã xuất hiện dần nhưng chưa định hình một thói quen trong xã hội Việt Nam bây giờ.

EduFin – Education Finance, hệ thống giải pháp Tài chính cho giáo dục của Bella Group đã ra đời gần 3 năm qua, đặc biệt với sản phẩm Trả góp học tập đã giúp hàng trăm gia đình có thu nhập không cao đưa con em đến được với những chương trình đại học chất lượng quốc tế. Cũng qua EduFin, nhiều bạn trẻ đã có thể học lên các chương trình sau đại học tiêu chuẩn quốc tế bằng phương thức trả góp, giảm áp lực tài chính cho chính bản thân và gia đình.

Những sáng lập viên của EduFin luôn tâm niệm sẽ mang đến nhiều giải pháp tốt nhất, khả thi nhất để không một người học nào có thể “bỏ lại” giấc mơ học tập ở môi trường giáo dục chất lượng tốt nhất. Và hy vọng, việc “Trả góp để học tập” cũng sẽ trở thành một thói quen bình thường bới người Việt.

NGUYỄN TÂM