Nhiều cặp vợ chồng, đặc biệt là vợ chồng trẻ thường có tư duy: Khi nào có nhiều tiền thì mới bắt đầu tiết kiệm. Đây là một trong những sai lầm phổ biến và ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình. 

“Cơm, áo, gạo, tiền” mà không thể giải quyết thì khi trở thành bố mẹ, bạn cũng khó lòng chăm sóc chu đáo về mặt vật chất và tinh thần cho con cái. Hơn nữa, chúng ta cũng không thể dạy con có quan điểm đúng đắn về tiền bạc.

Nếu được, hãy tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân, hoặc kinh nghiệm chia sẻ từ bạn bè, người thân cũng là kiến thức quý giá đối với những cặp vợ chồng son. Để có thể kiểm soát tốt ngân sách cho gia đình, hãy tham khảo những lời khuyên sau…

 

Thực tế, thực tế và thực tế, màu hồng ở phía sau

Một trong những cái bẫy cho mọi gia đình, đặc biệt là gia đình trẻ là chi tiêu theo cảm hứng. Thấy căn nhà thiếu mất một chiếc ghế sofa, đặt một cái màu hồng dài 2m sang trọng chiếm đến 1 nửa phòng khác cho 2 vợ chồng có thể coi phim vào buổi tối. Ước mơ thì không có lỗi, nhưng bạn vừa trừ đi tài khoản chung khoảng 5 triệu đồng. 

Tháng đầu tiên chiếc ghế được sử dụng đều đặn cho đến khi cả 2 đều rũ rượi từ công ty về nhà, lao đầu vào chuẩn bị cơm nước với đôi mắt díp lại ngay lúc 10h tối. Chiếc “sofa” có thêm một nickname là “Sofa phí hoài” vì chả mấy khi 2 vợ chồng ngồi cùng nhau nữa.

Thực tế nghĩa là khả năng xác định được khoản tiền “thực” nhận và “thực” chi trong tương lai. Về chi tiêu, hãy đặt ra tiêu chuẩn mua sắm cho từng đồ đạc trong gia đình để tránh những khoản chi không cần thiết. Chúng ta cũng nên đề phòng những khoản dự phòng có thể ập đến bất cứ lúc nào. 

Về thu nhập, hãy thữ giảm thiểu rủi ro tài chính bằng cách “bỏ trứng vào nhiều giỏ” – cân bằng các nguồn tiết kiệm và danh mục đầu tư của hai vợ chồng như: tiết kiệm ngân hàng, bảo hiểm cũng là một cách đầu tư….

Tiết kiệm còn quan trọng hơn kiếm tiền

Nhiều người sẽ thấy tiếc nuối, vì họ chưa bao giờ được hướng dẫn cách tiết kiệm tiền bạc như thế nào. Bạn phải đủ hiểu biết để nhận ra rằng, tiết kiệm đóng vai trò chính trong các hoạt động quản lý tài chính gia đình. Thậm chí, tiết kiệm thông minh còn giúp bạn tạo ra nguồn thu khác cho gia đình nhỏ của mình.

Nếu bạn chưa biết về lãi suất kép, hãy tìm hiểu. Ngắn gọn lại thì lãi suất kép là việc chúng ta gửi tiền tiết kiệm, số tiền ấy sẽ sinh ra lãi, lãi đó được dồn vào tiền vốn để tiếp tục đầu tư tiền gửi, và tất nhiên, vốn gửi càng nhiều thì lãi lại càng cao hơn ở những giai đoạn sau.

Không chỉ vậy, tiết kiệm còn giúp bạn chủ động nắm bắt các cơ hội đầu tư khác nhanh chóng hơn. Ví dụ, bạn mới thấy một dự án mua nhà trả góp có mức lãi suất cực kỳ ưu đãi, mua xong nhà bạn có thể cho thuê ngay lập tức vì địa điểm rất đắc địa. Tuy nhiên, chủ đầu tư yêu cầu mức thanh toán 30% để có thể ký hợp đồng mua bán. Cơ hội thường chỉ đến một lần và chỉ chờ những người đã “chuẩn bị”.

Nếu thật sự chưa đủ kiến thức chuyên sau cho vấn đề này, các chuyên gia tài chính của EduFin sẽ đồng hành để chia sể cùng bạn những kế hoạch tiết kiệm và đầu tư cụ thể nhất.

Đảm bảo quỹ tài chính cho con

Có con sẽ khiến cuộc sống của hai vợ chồng thay đổi: sức khỏe, công việc và tài chính. Chỉ khi nào bạn có sự sẵn sàng cho cả ba yếu tố này thì niềm hạnh phúc cùng con mới được trọn vẹn.

Khi ổn định được tài chính, tâm trí bạn sẽ bớt đi một nỗi lo, sức khỏe từ đó cũng được đảm bảo hơn. Cách tốt nhất là chuẩn bị những phương án tài chính chi tiết cho con cái của bạn. Các chuyên gia của EduFin sẽ giúp bạn nếu bạn thật sư chưa sẵn sàng. Các giải pháp tiết kiệm, tích lũy, đầu tư… sẽ được EduFin cung cấp theo đặc thù thu nhập và mong muốn hoạch định tương lai cho con em của bạn.

Các cặp vợ chồng trẻ thường nghĩ: “Con chỉ mới chào đời, chuyện 10-20 năm cứ để tính sau?” Thực tế, nếu bạn muốn con có một tương lai đảm bảo, với mọi cánh cửa học vấn rộng mở, thì việc chuẩn bị tài chính không thể nào đợi đến lúc con vào đại học mới bắt đầu lo. Một môi trường học tập, đặc biệt bậc đại học và sau đại học với tiêu chuẩn quốc tế sẽ ngốn một khoản ngân sách rất lớn. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho điều đó khi con bạn đã xong bậc THPT, thì sẽ thật đáng tiếc vì những ưu thế cạnh tranh trong thị trường nguồn nhân lực của con bạn sẽ kém đi rất nhiều.

Suy cho cùng, một gia đình hạnh phúc cũng phụ thuộc chủ yếu vào các quản lý tài chính của hai vợ chồng. Nếu chưa quen, hãy coi quản lý tài chính cũng giống như bạn đang hoàn thành một công việc được giao ở công ty. Công việc này có mục tiêu rõ ràng là giúp gia đình luôn êm ấm, công việc này cần bạn lập kế hoạch cụ thể và khả thi, công việc này cũng sẽ trả cho bạn những niềm vui xứng đáng. Và đặc biệt, bạn phải hoàn thành vào đúng thời điểm.

BÙI DIỄM tổng hợp