Tài chính học tập: Du học có nhất thiết phải giàu?
Jenna Trân Nguyễn là cựu du học sinh Đại học Western Sydney, Úc và đang là chuyên viên hỗ trợ sinh viên tại trường. Câu chuyện du học với cô, là một cuộc thuyết phục thành công với gia đình bằng một kế hoạch tài chính cụ thể.
Trân chia sẻ câu chuyện của mình, như một cách chia sẻ kinh nghiệm có được đến với bạn bè, nhất là những người trẻ thực sự khao khát tìm kiếm giải pháp du học để có thêm tri thức và kinh nghiệm vào đời.
Để thay đổi một kế hoạch du học
Có được một tuần trải nghiệm tại cơ sở chính Western Sydney, tham khảo thêm rất nhiều ý kiến của các du học sinh tại đó, tìm hiểu thêm đời sống, mức phi sinh hoạt và cả những nguồn việc làm thêm, Trân đã hình thành một kế hoạch thuyết phục cha mẹ cho cô chuyển tiếp du học.
Thực ra, theo tính toán của ba mẹ, sau khi hoàn thành ba năm chương trình Cử nhân Kinh doanh Western Sydney tại Viện ISB – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, gia đình sẽ dồn sức để Trân sang Úc học tiếp MBA, vì nguồn tài chính cũng có hạn.
Nhưng, chương trình MBA với một Cử nhân Kinh doanh sẽ chỉ “mất” một năm rưỡi so với hai năm của một cử nhân hay kỹ sư ngoài ngành. Điều này ảnh hưởng đến khả năng xin visa làm việc sau khi ra trường. Với quy chế của Úc, một du học sinh sau hai năm học, có thể được cấp visa lao động thêm hai năm tại đây (visa 485). Với hai năm đó, kinh nghiệm làm việc sẽ là “tài sản” rất quý để bổ sung vào lý lịch tuyển dụng sau này. Chưa kể sẽ có thêm một nguồn tiền tích lũy kha khá.
Đây là lý do chính để Trân đề nghị ba mẹ cho cô chuyển tiếp du học. “Tôi lên một kế hoạch tài chính tỉ mỉ cho hai năm rưỡi học tại Úc, gồm một năm cuối Cử nhân và một năm rưỡi MBA – Trân kể – Trong đó, các khoản sinh hoạt phí sẽ được bù bằng thu nhập từ việc làm thêm tại Úc. Gia đình chỉ lo giúp tôi khoản học phí. Kế hoạch này đã thuyết phục được ba mẹ!”.
Khó khăn lớn nhất với Trân lúc này là việc Chứng minh tài chính để xin Visa du học, khi ba mẹ cô đều đã hưu trí, các nguồn thu của gia đình, như nhiều gia đình Việt khác, đều rất khó minh định qua chứng từ trong khi nguồn tiết kiệm từ ngân hàng rất ít ỏi. “Tôi chọn giải pháp vay trả góp học tập từ ngân hàng qua chương trình Tài chính học tập EduFin của Bella Group. Đến đây thì mọi việc coi như xong, chỉ việc… xách balo lên và đi!”, Trân nhớ lại.
Tự trả khoản vay để học, tại sao không?
“Có rất nhiều kinh nghiệm để có thế tiết giảm chi phí sinh hoạt tại Úc. Nếu bạn ăn ngoài, mỗi bữa ăn sẽ ngốn của bạn từ 13 đến 20 AUD. Nhưng nếu đi chợ để nấu ăn, bạn chỉ tốn tầm 100 AUD cho một tuần”, Jenna Trân Nguyễn chia sẻ.
Cô cũng cho biết, chợ Việt Nam tại Sydney không thiếu bất kỳ món Việt nào, như chao, nước mắm, nước tương, gạo, bún, phở… chính vì vậy, việc tự nấu ăn không chỉ tiết kiệm được một nguồn tiền mà còn bảo đảm được chất lượng và khẩu vị bữa ăn.
Trân chia sẻ thêm: “Bạn có thể chọn chỗ ở tùy vào túi tiền và sở thích của mình. Một phòng trọ riêng tư khoảng 160 đến 180 AUD/tuần. Nhưng nếu ở chung với một bạn nữa, thì chỉ tốn chừng 140 AUD/tuần. Ở Úc, phương tiện giao thông công cộng thật sự tiện ích, có thể đi bất cứ đâu. Như ở Sydney, từ chuyến thứ 9 trong ngày trở đi, sẽ có giảm giá”
“Trường thường tổ chức rất nhiều hoạt động, như bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, các suất xem phim tại rạp hay tại trường, các chuyên đề văn hóa văn nghệ, thể thao, đa số là miễn phí. Với cá nhân tôi, những hoạt động này là nguồn giải trí chính. Nó cũng giúp tiết kiệm được khá nhiều tiền. Đồng thời, lại giúp mở rộng những mối quan hệ, là thứ tài sản rất quý trong hành trình du học”, Trân cho biết thêm.
Một điều quan trọng là, với chính sách ưu đãi cho du học sinh ở Úc, việc làm thêm bán thời gian được tạo điều kiện tối đa. Du học sinh có thể được làm đến 40 giờ trong 2 tuần. Mỗi giờ, lương tối thiểu là 19 AUD, nhưng thực nhận trung bình từ 20 đến 28 AUD, tùy công việc.
“Cá nhân tôi, do tham gia rất nhiều hoạt động ở trường, nên được nhận nhiều việc làm thêm ở đó, lương trung bình từ 36 đến 40 AUD/giờ. Một khoản thu nhập quá tốt – Trân cho biết – Với những học viên Cao học, chỉ học vào buổi tối, lại có kinh nghiệm làm việc nên rất dễ tìm những công việc văn phòng, thu nhập cao hơn, việc làm nhàn hơn”.
Một lời khuyên đáng giá mà Trân chia sẻ cho những bạn trẻ khao khát du học nhưng e ngại về tài chính: “Tôi được biết với chương trình Trả góp du học qua EduFin, trung bình mỗi tháng gia đình chi trả từ 13 đến 15 triệu trong 5 năm cho việc du học. Nếu chuẩn bị tốt những ngày còn là sinh viên, bạn có thể tự tin vào hai năm được ở lại làm việc tại Úc. Với mức lương trung bình từ 40 đến 50 AUD/năm, tức mỗi tháng từ 50 đến 60 triệu VND, bạn hoàn toàn dư giả để có thể quay trở lại hoàn trả khoản học phí đã vay tại Việt Nam”.
“Quan điểm phải thật giàu mới du học được đã lỗi thời. Quan trọng là một kế hoạch tài chính khoa học và một khao khát đủ lớn chuyển hóa thành ý chí, chuyện du học không quá tầm tay của mỗi chúng ta”, Trân kết luận.
Chương trình Tài chính giáo dục EduFin cung cấp các giải pháp tài chính cho học tập bậc đại học và sau đại học, bao gồm việc học các chương trình quốc tế tại Việt Nam và du học chuyển tiếp, bán phần hoặc toàn phần. Tham khảo thêm tại https://edufin.vn; Email info@edufin.vn hoặc gọi (028) 3920 9999 để được tư vấn thêm.